Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

5 Triết Lý nhà Phật đem lại thành công trong KDTM

Và hôm nay, Sponsell vừa nhận được một bài viết rất thú vị, áp dụng hệ tư tưởng của Phật giáo vào công việc KDTM, xin phép chia sẻ với các bạn. Triết lý nhà Phật với Thành Công trong KDTM

I. Tư tưởng Vô ngã

Nếu ai ai cũng biết hạ cái tôi của mình đến mức thấp nhất, và chỉ thấy điểm tốt của nhau, nếu phát hiện bản thân hay người khác mắc phải sai lầm thì giúp nhau sửa đổi là hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, tập thể sẽ ngày một đi lên và phát triển bền vững.

II. Tư tưởng Nhân quả

Có làm mới có hưởng, đó là quy luật công bằng và tuyệt đối đúng trong vũ trụ. Khi ta xây dựng hệ thống, phải làm việc rất vất vả, và giúp đỡ nhiều người giàu lên thì kết quả mà ta nhận lại sẽ là sự giàu có.

III. Tư tưởng từ bi

Kinh doanh theo mạng sẽ giúp ta phát huy lòng tốt một cách triệt để. Vì sao phải cần lòng tốt?
Bởi vì ta muốn giàu có là đi giúp cho người khác giàu có trước, nếu ta không có lòng tốt thực sự thì không thể nào ta giúp đỡ họ một cách tận tình, chu đáo được.
Điều này cũng giống như làm phước trong đạo Phật, đó là giúp người khác có một con đường làm giàu, con đường hoàn thiện bản thân, con đường thịnh vượng.

IV. Tư tưởng bát chánh đạo

Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định đó hoàn toàn là các yếu tố cần thiết cho một lãnh đạo xuất chúng. Vì sao vậy?
  1. Có chánh kiến, ta có cái nhìn đúng đắn về mọi việc giúp cho những người đi theo chúng ta vạch rõ phương hướng đường đi, chiến lược.
  2. Có chánh tư duy, ta luôn suy nghĩ đúng, diệt trừ suy nghĩ ác, giúp ta thu phục lòng người và gây ảnh hưởng.
  3. Có chánh ngữ, một lãnh đạo phải có khả năng thuyết giảng tốt, khơi gợi lòng ham muốn vươn lên trong mỗi con người, truyền bá những tư tưởng, kiến thức một cách tốt nhất, đồng thời trong sự giao tiếp với các đồng nghiệp cũng tốt hơn.
  4. Có chánh nghiệp, ta làm điều thiện, làm giàu có kế sinh nhai và từ đó ta có thể mang sức khỏe cũng như sự giàu có đến cho rất nhiều người. Đó là một nghề càng làm càng có phước.
  5. Có chánh mạng, nghĩa là không chạy theo dục lạc thế gian một cách quá đà, ko kiềm chế dẫn đến thân bại danh liệt trong giới lãnh đạo. Nó giúp ta, điều độ lại cuộc sống của mình.
  6. Có chánh tinh tấn, ta làm việc một cách nhiệt tình, hết sức và chăm chỉ. Là một trong các yếu tố quan trọng của lãnh đạo.
  7. Có chánh niệm, đó là sự sáng suốt, tĩnh giác để quyết công việc cũng như mọi vấn đề trong Kinh doanh theo mạng một cách sâu sắc.
  8. Có chánh định, đó là sự vào định khi ta đã làm phước rất nhiều ta sẽ gặt hái kết quả định trong khi ngồi thiền và tâm luôn thanh tịnh an vui trong cuộc sống. Cũng như khi rời bỏ cuộc sống này rồi, ta sẽ được đưa về cõi an lạc, sung sướng.

V. Tư tưởng thiền định: Trong cuộc sống xô bồ đầy biến động hiện nay, ta phải biết tu tập lấy sự tĩnh giác, an định của tâm hồn để quyết định cho mọi việc một cách sáng suốt.

Nếu ứng dụng tốt 5 cốt lõi của đạo Phật vào ngành kinh doanh này, ta sẽ thu được nhiều hơn những gì mà ta nghĩ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Networkmarketing |Xuân Hải:0967.300.679 - 0973.470.164 - Rongvangbay | http://kinhdoanhdacapnv.blogspot.com/